Bitget App
Giao dịch thông minh hơn
Mua CryptoThị trườngGiao dịchFuturesSao chépBots‌Earn

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử

Mỗi ngày, chúng tôi phân tích cảm xúc và tâm lý từ nhiều nguồn khác nhau và chắt lọc thành một con số đơn giản: Chỉ số Sợ hãi và Tham lam dành cho Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.

Chỉ số Sợ hãi & Tham lam hiện tại:Tham lam71

Tâm lý thị trường là "Tham lam", đồng nghĩa với hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị trường cao, và giá coin không ổn định.
Giá trị trước đây
Hôm qua
73 (Tham lam)
7 ngày trước
76 (Tham lam tột độ)
30 ngày trước
72 (Tham lam)
Thời gian cập nhật
Cập nhật mới nhất:
2025-01-27 00:00
Lần cập nhật tiếp theo sẽ diễn ra trong
0giờ: 0phút: 0giây
Nguồn chỉ số
Alternative.me

Biểu đồ Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử bao gồm những gì?

Chúng tôi thu thập dữ liệu từ 5 nguồn sau. Mỗi điểm dữ liệu được tính theo tỷ lệ ngang bằng với ngày hôm trước để thể hiện tiến trình trong thay đổi về tâm lý của thị trường tiền điện tử.
Sau đây là các yếu tố có trong chỉ số:
Biến động (25 %)
Chúng tôi đo lường mức độ biến động hiện tại và mức giảm tối đa của Bitcoin, so sánh chúng với giá trị trung bình trong 30 và 90 ngày qua. Sự biến động gia tăng bất thường được hiểu là dấu hiệu của một thị trường đang lo sợ.
Động lực thị trường/Khối lượng (25%)
Chúng tôi đánh giá động lực thị trường và khối lượng hiện tại bằng cách so sánh các giá trị này với giá trị trung bình trong 30 và 90 ngày qua, và cộng hai giá trị này lại. Khi quan sát thấy khối lượng mua cao trong một thị trường tích cực, có thể kết luận rằng thị trường đang tham lam hoặc quá lạc quan.
Mạng xã hội (15%)
Mặc dù phân tích tâm lý Reddit của chúng tôi vẫn chưa được đưa vào chỉ số trực tiếp (vì chúng tôi vẫn đang thử nghiệm các từ khóa liên quan đến thị trường trong thuật toán xử lý văn bản), nhưng phân tích X của chúng tôi đã hoạt động đầy đủ. Chúng tôi thu thập và đếm các bài đăng bằng nhiều hashtag khác nhau cho từng loại coin (hiện tại, chúng tôi chỉ hiển thị dữ liệu công khai cho Bitcoin) và phân tích tốc độc cũng như khối lượng tương tác trong các khung thời gian cụ thể. Tỷ lệ tương tác cao bất thường cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với đồng tiền này, mà chúng tôi hiểu là dấu hiệu của hành vi tham lam của thị trường.
Khảo sát (15%)
Cùng với strawpoll.com (tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: chúng tôi sở hữu nền tảng này), một website thăm dò ý kiến công khai lớn, chúng tôi tiến hành các cuộc thăm dò tiền điện tử hàng tuần để đánh giá tâm lý thị trường. Các cuộc thăm dò này thường nhận được 2000–3000 phiếu cho mỗi đợt, cung cấp thông tin chi tiết về quan điểm của một bộ phận nhà đầu tư tiền điện tử. Dù chúng tôi không quá tập trung những kết quả này, nhưng chúng đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu nghiên cứu của chúng tôi. Bạn có thể xem một số kết quả gần đây tại đây.
Sự thống trị (10%)
Sự thống trị của một đồng tiền thể hiện thị phần vốn hóa thị trường của đồng tiền đó trong toàn bộ thị trường tiền điện tử. Đối với Bitcoin, sự thống trị gia tăng phản nỗi sợ hãi của thị trường, vì nhà đầu tư giảm đầu cơ vào altcoin và chuyển sang Bitcoin như một tài sản trú ẩn an toàn. Ngược lại, khi sự thống trị của Bitcoin giảm, điều đó có thể cho thấy tham lam ngày càng tăng, khi nhà đầu tư chuyển sang các altcoin rủi ro hơn với hi vọng kiếm lợi nhuận từ đợt tăng giá mạnh tiếp theo. Tuy nhiên, khi phân tích sự thống trị của một coin khác thay vì Bitcoin, cách giải thích có thể sẽ khác đi. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với một altcoin có thể cho thấy hành vi tăng giá hoặc tham lam cụ thể của coin đó.
Xu hướng (10%)
Chúng tôi phân tích dữ liệu Google Trends cho nhiều lượt tìm kiếm liên quan đến Bitcoin, tập trung vào những thay đổi về khối lượng tìm kiếm và các tìm kiếm theo xu hướng được đề xuất khác. Ví dụ: tìm kiếm "Bitcoin" trên Google Trends có thể không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về tổng khối lượng tìm kiếm. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 5 năm 2018, số lượt tìm kiếm về "bitcoin price manipulation" trong số các truy vấn liên quan đã tăng +1550%. Điều này rõ ràng báo hiệu nỗi sợ hãi trên thị trường, và chúng tôi đã đưa yếu tố này vào chỉ số của mình.

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử được tính toán và sử dụng như thế nào?

Thị trường tiền điện tử chịu sự chi phối rất lớn của cảm xúc. Khi thị trường tăng, mọi người thường trở nên tham lam, dẫn đến FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội). Ngược lại, thị trường sụt giảm có thể gây ra tình trạng bán tháo phi lý khi nhìn thấy “sắc đỏ”. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam giúp bạn tránh những phản ứng thái quá về mặt cảm xúc này.
Có hai giả định đơn giản:
Sợ hãi tột độ có thể chỉ ra rằng nhà đầu tư đang quá lo lắng, có khả năng có thấy cơ hội mua.
Tham lam tột độ thường báo hiệu rằng thị trường sắp điều chỉnh.
Các nhà sáng tạo đã phân tích tâm lý thị trường Bitcoin trong quá khứ và sắp xếp dữ liệu theo thang từ 0 đến 100.
0-25: Sợ hãi tột độ
25-45: Sợ hãi
45-55: Trung lập
55-75: Tham lam
75-100: Tham lam tột độ
Lưu ý rằng chỉ báo này thiếu các mẫu trong quá khứ để xác thực đầy đủ độ hiệu quả. Hãy sử dụng thận trọng khi bạn phát triển chiến lược đầu tư của riêng mình.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam là gì?

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam là một công cụ đo lường tâm lý thị trường bằng cách đánh giá mức độ sợ hãi và tham lam trên thị trường, đặc biệt là đối với các thị trường tài chính như cổ phiếu, hàng hoá hoặc tiền điện tử. Chỉ số này giúp nhà đầu tư hiểu được liệu điều kiện thị trường có quá lạc quan (tham lam) hay quá bi quan (sợ hãi), giúp chỉ ra những biến động giá tiềm ẩn.
Tổng quát:
Sợ hãi phản ánh sự bất ổn, hoảng loạn hoặc bi quan của thị trường, có thể liên quan đến việc giảm giá.
Tham lam phản ánh sự lạc quan hoặc chấp nhận rủi ro quá mức của thị trường, có thể liên quan đến việc tăng giá.
Chỉ số này thường tính toán một loạt các chỉ báo, bao gồm biến động thị trường, động lực, xu hướng mạng xã hội và điểm số tâm lý chung.

Điểm tối đa và tối thiểu của Chỉ số Sợ hãi và Tham lam là bao nhiêu?

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam thường được hiển thị trên thang từ 0 đến 100:
Điểm số gần mức 0 biểu thị sợ hãi tột độ, cho thấy sự bi quan của nhà đầu tư và chỉ ra cơ hội mua tiềm năng.
Điểm gần 100 biểu thị tham lam tột độ, cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư và chỉ ra rằng thị trường đang quá nóng hoặc có thể là bong bóng tiềm ẩn.
Mặc dù thang điểm tối đa là 100, nhưng các giá trị tột độ (0 hoặc 100) hiếm khi duy trì trong thời gian dài, thường báo hiệu sự thay đổi sắp xảy ra trên thị trường.

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử là gì?

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử là một công cụ được thiết kế riêng để đánh giá tâm lý trong thị trường tiền điện tử. Chỉ số này đánh giá các yếu tố như:
Biến động giá: Mức dao động giá trên thị trường tiền điện tử.
Khối lượng thị trường: Những thay đổi về khối lượng giao dịch có thể phản ánh sự thay đổi tâm lý.
Hoạt động trên mạng xã hội: Các số liệu như tweet, bài đăng trên diễn đàn và phân tích tâm lý.
Sự thống trị: Sự thống trị thị trường của Bitcoin, thường định hướng cho các loại tiền điện tử khác.
Tương tự như thị trường truyền thống, Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử giúp nhà đầu tư xác định các thái cực có thể báo hiệu cơ hội mua hoặc bán tiềm năng.

Cách sử dụng Chỉ số Sợ hãi và Tham lam

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam có thể là một công cụ đối nghịch hữu ích để đưa ra quyết định đầu tư. Sau đây là cách sử dụng:
Khi chỉ số cho thấy sợ hãi tột độ (0–25):
Cơ hội mua tiềm năng: Sợ hãi tột độ có thể cho thấy nhà đầu tư đang quá bi quan và thị trường có thể đã phản ứng thái quá với các yếu tố ngắn hạn. Trong quá khứ, những giai đoạn này thường mang đến cơ hội mua, vì giá có thể bị định giá thấp do hoảng loạn lan rộng.
Rủi ro: Mặc dù đây có thể là thời điểm tốt để mua, nhưng sợ hãi tột độ không phải lúc nào cũng có nghĩa là giá sẽ phục hồi ngay lập tức. Luôn cân nhắc các yếu tố khác và nghiên cứu thêm trước khi tham gia thị trường.
Khi chỉ số cho thấy tham lam tột độ (75–100):
Cơ hội bán tiềm năng: Tham lam tột độ có thể ám chỉ thị trường đang quá phấn khích và giá có thể bị thổi phồng do tâm lý quá lạc quan. Điều này cho thấy khả năng điều chỉnh hoặc giảm giá cao, và đây có thể là thời điểm thích hợp để kiếm lời hoặc giảm rủi ro.
Rủi ro: Tham lam cao không có nghĩa là thị trường sẽ giảm ngay lập tức. Đôi khi, lạc quan tột độ có thể kéo dài hơn dự kiến. Điều cần thiết là cân bằng giữa sợ hãi và tham lam cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật và cơ bản khác.
Khi chỉ số ở vùng trung lập (26–74):
Thị trường có khả năng đang ở trạng thái cân bằng, không có sợ hãi hay lòng tham tột độ. Đây có thể là một giai đoạn ít biến động và nhà đầu tư nên tập trung vào xu hướng, yếu tố cơ bản và các chỉ báo kỹ thuật.

Những điểm chính khi sử dụng chỉ số:

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam đóng vai trò là chỉ báo đối nghịch. Sợ hãi tột độ có thể cho thấy cơ hội mua, trong khi tham lam tột độ có thể báo hiệu cơ hội bán.
Không phải công cụ độc lập: Mặc dù hữu ích, nhưng Chỉ số Sợ hãi và Tham lam không nên được sử dụng riêng lẻ. Hãy kết hợp chỉ số này với những công cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ báo kỹ thuật, xu hướng thị trường và các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Xem xét khung thời gian: Chỉ số thường hữu ích hơn cho nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch ngắn hạn đang tìm kiếm sự thay đổi trong tâm lý thị trường. Nhà đầu tư dài hạn không cần chỉ dựa vào mỗi các tín hiệu sợ hãi và tham lam nhưng vẫn có thể hưởng lợi từ bối cảnh mà nó mang lại.
Bằng cách sử dụng Chỉ số Sợ hãi và Tham lam cùng với các chỉ số khác, nhà đầu tư có thể đánh giá tâm lý thị trường và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Giá coin thịnh hành

Hướng dẫn cách mua tiền điện tử