Giải thích về Phân tích kỹ thuật (TA)
Phân tích kỹ thuật có thể giúp hoạt động giao dịch trở nên hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu ngắn gọn về các chỉ báo tiền điện tử phổ biến nhất và cách sử dụng chúng để kiếm lợi nhuận.
Sự khác biệt giữa phân tích kỹ thuật (TA) và phân tích cơ bản (FA)
Chúng ta đã nói về phân tích cơ b ả n (FA) trước đây và đồng ý rằng trong thị trường tiền điện tử, phân tích cơ bản (FA) cung cấp sự hiểu biết thấu đáo hơn về từng coin/token. Tuy nhiên, với tư cách là những người tìm kiếm lợi nhuận (tương đối) ngắn hạn, nhà giao dịch sẽ ưu tiên phân tích kỹ thuật (TA) so với FA, bất chấp những hạn chế vốn có của kỹ thuật này (thiếu dữ liệu lịch sử, mức độ thống trị cao của Bitcoin,...).
Sự khác biệt chính giữa hai chiến lược này là phạm vi đánh giá. FA tính toán mọi thứ có ảnh hưởng đến giá trị nội tại của tài sản, trong khi TA chủ yếu dựa vào biểu đồ, mô hình và xu hướng để dự đoán hiệu suất tương lai của tài sản đó. Nói tóm lại, FA được tạo thành từ nghiên cứu định tính và định lượng, trong khi mọi thứ TA cần chỉ là định lượng.
Bảy giả định và nguyên tắc phân tích kỹ thuật
Lý thuyết phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên ba giả định cơ bản dưới đây:
Giả định #1: Giá cả phản ánh thị trường.
Giả định này nhấn mạnh sự khác biệt trong niềm tin của các nhà phân tích kỹ thuật. Thay vì phải đau đầu với FA, những người chấp nhận TA lại có góc nhìn quan tâm đến giá cả với tư cách là kết quả của tất cả thông tin liên quan. Ví dụ, giá của chứng khoán sẽ phản ánh tự nhiên chất lượng báo cáo tài chính, chất lượng quản lý của công ty,... Đối với tiền điện tử, giá cả phải chứa các thông tin chuyên sâu về mức độ chấp nhận, tiện ích, cộng đồng và độ khó hàm băm/tỷ lệ phát hành.
Giả định #2: Giá luôn di chuyển theo xu hướng.
Bất kể khung thời gian nào, giá cả vẫn là yếu tố quyết định đối với TA. Người mới bắt đầu có thể cảm thấy choáng ngợp bởi vô số nến và các đường xuất hiện trên màn hình. Dù là ai, tất cả chúng ta đều đã từng như vậy. Khi đã quen với nó, bạn sẽ có thể xác định được xu hướng giá, vì giá phải di chuyển theo cùng một hướng khi xu hướng được thiết lập.
Giả định #3: Lịch sử có thể lặp lại.
Một số người cho rằng đây là giả định quan trọng nhất đối với TA vì các yếu tố về tâm lý, cảm xúc, hay lý trí đều sẽ phát huy tác dụng ở đây. Khi một tình huống có các yếu tố và điều kiện từng xảy ra trong quá khứ, chúng ta có thể mong chờ một kết quả tương tự được lặp lại. Ngay cả khi chúng ta không tin, nhưng nhiều người tin vào điều đó và tạo ra tâm lý thị trường chung, từ đó dẫn đến hành vi giao dịch tương tự.
Ngoài những nguyên tắc nhất định này (đúng, chúng ta chấp nhận chúng mà không cần bằng chứng), có một số nguyên tắc phổ quát khác được xây dựng bởi những người tham gia thị trường trong nhiều năm qua, cụ thể là:
Nguyên tắc #1: Giá có xu hướng đi tiếp hơn là đảo chiều.
Đây là phần mở rộng của Giả định #2. Do giá luôn biến động theo một hướng nhất định nên việc xác định thời điểm đảo chiều chính xác sẽ rất hấp dẫn vì chúng mang lại những cơ hội thuận lợi nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên tận dụng tốt giao dịch lướt sóng (scalp) và đảo chiều (swing), điều này có thể đảm bảo cho bạn kiếm tiền dễ dàng trong suốt xu hướng.
Nguyên tắc #2: Phạm vi thị trường thay đổi xen kẽ giữa mở rộng và thu hẹp.
Thị trường thường tồn tại trong hai loại xu hướng: xu hướng một chiều (tăng/giảm) hoặc đi ngang. Thông thường, các chiến lược hoạt động tốt theo xu hướng một chiều sẽ không hoạt động tốt khi thị trường đi ngang và ngược lại. Các sản phẩm vừa mới ra mắt của Bitget, Giao d ị ch Lư ớ i Spot Bitget và Giao d ị ch Lư ớ i Futures Bitget , là những ví dụ điển hình về các công cụ có thể mang lại kết quả tốt trong các thị trường biến động như Bitcoin hiện tại (dao động quanh mốc $20,000), nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng hai công cụ này trong thị trường tăng/giảm một chiều.
Nguyên tắc #3: Một xu hướng sẽ kết thúc bằng việc mua hoặc bán đỉnh
Cuối cùng, giá sẽ đạt đến đỉnh điểm vào cuối xu hướng, nơi diễn ra các chuyển động mạnh với khối lượng giao dịch tăng cao. Như đã đề cập, hoạt động bán hoặc thiết lập đỉnh là vô cùng hấp dẫn, vì những cảm xúc mãnh liệt thường theo sau các đỉnh đó.
Nguyên tắc #4: Động lượng đi trước giá.
Hãy xem xét điều này: Bất kể giai đoạn hiện tại của thị trường là gì, nó luôn bắt đầu bằng một xu hướng một chiều, mất đà và chuyển sang mô hình giao dịch đi ngang. Sau đó, có thể có một số chuyển động nhỏ, ngược lại trước khi tiếp tục hướng ban đầu. Do đó, thường sẽ tốt hơn nếu tiếp tục bám theo xu hướng trước đó, đặc biệt là sau một động thái mạnh mẽ của thị trường.
Bảy giả định và nguyên tắc này là nền tảng của TA. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi những con số, hãy đọc lại những điều này và mọi thứ sẽ ổn.
Những chỉ báo cơ bản cho các nhà phân tích kỹ thuật tiền điện tử
Mặc dù TA dựa trên định lượng rất nhiều, chúng ta không phải tự mình thực hiện tất cả các tính toán. Công cụ biểu đồ được sử dụng rộng rãi nhất cho tất cả các nhà giao dịch là TradingView, hiện đã được tích hợp vào Bitget.
Moving Averages (MA) - Đường trung bình động
Giá trung bình được tính bằng cách tổng hợp các mức giá trong quá khứ và chia tổng này cho tổng số điểm giá. Phần chuyển động để nhấn mạnh rằng trung bình giá liên tục được tính toán lại dựa trên dữ liệu giá mới nhất. Có một số biến thể của đư ờ ng trung bình đ ộ ng (MA) , bao gồm:
Đường trung bình động đơn giản (SMA)
Về cơ bản là những gì chúng ta đã thảo luận ở trên. SMA được sử dụng nhằm xác định các mức hỗ trợ và kháng cự để giúp nhà giao dịch biết khi nào nên tham gia hoặc thoát khỏi thị trường.
Đây là minh họa về Đường trung bình động đơn giản (SMA) 9 ngày, trong đó mỗi điểm dữ liệu được tính bằng cách chia tổng giá đóng cửa trong 9 ngày trước đó cho tổng số điểm.
Đường trung bình động lũy thừa (EMA)
EMA nhạy hơn đối với những thay đổi gần nên sẽ phân bổ trọng số cao hơn cho những điểm giá gần nhất.
Hãy thêm EMA vào biểu đồ. Chúng ta có thể thấy ở đây rằng EMA hội tụ nhiều hơn vào các nến so với SMA, đồng nghĩa với mức độ phản hồi nhanh hơn.
Trung bình động Hội tụ và Phân kỳ (MACD)
Trong khi SMA và EMA chỉ dựa theo giá, MACD lại theo xu hướng, phù hợp hơn để xác định xu hướng. MACD được tính bằng cách trừ EMA 26 ngày (dài hạn) khỏi đường EMA 12 ngày (ngắn hạn).
Đường màu xanh lam đại diện cho đường MACD hoặc MA nhanh nhất (MACD = EMA 12 ngày - EMA 26 ngày), đường màu đỏ là đường tín hiệu (MA chậm nhất) là đường EMA 9 ngày của đường MACD và các cột màu đỏ được gọi là biểu đồ MACD hoặc chênh lệch giữa hai biểu đồ.
Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI)
Mục đích của RSI là lập biểu đồ mức độ mạnh/yếu hiện tại và trước đây của một tài sản trong giai đoạn giao dịch gần đây. Chỉ báo này cũng theo dõi xu hướng.
Hai mức RSI điển hình là 30 và 70 (trên thang 100). 30 hoặc thấp hơn biểu thị quá bán, cho biết giá thấp hơn giá trị thực tế nên việc mua vào là hợp lý. Ngược lại, 70 trở lên là mức quá mua, khi mọi người đánh giá tài sản cao hơn giá trị thực.
Average Directional Index - Chỉ số định hướng trung bình (ADX)
Khi đã xác định được xu hướng, chúng ta sẽ cần biết xu hướng đó có mạnh hay không. Và đó là lúc chúng ta cần sử dụng ADX, một chỉ số dựa trên chuyển động định hướng của giá cả. Tương tự như RSI, giá trị ADX có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 100, với 25 trở xuống cho thấy xu hướng yếu hoặc không tồn tại.
Hãy xem biểu đồ ở trên. Thời gian quá bán của BGB kéo dài khoảng 10 ngày và xu hướng tiếp tục mạnh hơn cho đến khi giá BGB bật trở lại và RSI chạm mức 30 một lần nữa.
Accumulation/Distribution Line - Đường tích luỹ/phân phối
Đây là một chỉ báo theo khối lượng. Đường tích lũy/phân phối đo lường dòng vốn vào và ra khỏi thị trường, cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của nhà giao dịch. Tích lũy có nghĩa là các nhà giao dịch đang mua vào và phân phối có nghĩa là họ đang bán ra.
Ở trên, chúng ta có MACD và RSI cho thấy xu hướng tăng của BGB, được hỗ trợ bởi Tích lũy ở biểu đồ dưới cùng.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo. Bài viết này không cấu thành sự đảm bảo cho bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào được thảo luận hoặc lời khuyên về đầu tư, tài chính hoặc giao dịch. Bạn cần tham khảo các chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào.