Cái bẫy của những cám dỗ giao dịch
Trong phần đầu của Nắm Vững Tâm Lý Giao Dịch, chúng tôi dự định chia sẻ những hiểu biết về tâm lý thị trường, điều này sẽ rất hữu ích cho cả nhà đầu tư và nhà giao dịch. Hiểu được cách tâm trí của cá nhân cũng như tập thể hoạt động giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn, hướng tới mục tiêu cuối cùng của bất kỳ người tham gia thị trường nào là tạo ra lợi nhuận.
Chúng ta là con người
Một trong những nền tảng chính của kinh tế học là giả định rằng mọi người hành xử một cách gần như hoàn hảo và hợp lý, có nghĩa là quá trình ra quyết định chỉ bao gồm những tính toán chính xác nhằm dẫn đến kết quả mong muốn, không bị ảnh hưởng bởi môi trường hay cảm xúc cá nhân. Tuy nhiên, điều này thực sự khá xa so với thực tế: các nhà tâm lý học đồng ý rằng, bản chất chúng ta là những sinh vật có cảm xúc; kết quả là, cảm xúc là một phần tự nhiên của việc giao dịch.
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn nghe tin tức không mấy tốt lành. Bạn cảm thấy cảm giác khó chịu xuất hiện trước hay nghĩ về việc phải làm gì tiếp theo trước? Mặt khác, nếu bạn thấy màn hình toàn màu xanh và đóng các vị thế với lợi nhuận, bạn có cảm thấy như đang trên chín tầng mây và do đó tự tin hơn về khả năng thực hiện thêm nhiều giao dịch thành công hơn không? Phản ứng cảm xúc thường diễn ra trước chuỗi suy nghĩ logic, do đó vài khoảnh khắc yên tĩnh trước khi đưa ra quyết định có thể giúp bạn tránh được những hành động bốc đồng và thiếu suy nghĩ.
Ngành công nghiệp tiền điện tử có thước đo tâm lý riêng, được biết đến là Chỉ số Sợ hãi Tham lam. Có một số website cung cấp thông tin cụ thể về tâm lý đối với Bitcoin (alternative.me và lookintobitcoin ) và một số để theo dõi nhiều coin khác nhau như một tâm lý thị trường rộng lớn hơn (CoinStats , CFGI.io and Alpha Data Analytics ). Ở giữa hai thái cực của sự sợ hãi và tham lam là tâm trạng trung lập, có thể được thấy trong những giai đoạn ít hoạt động hơn. Nỗi sợ hãi gợi lên sự thận trọng, thậm chí đến mức rút tiền hoặc không giao dịch, trong khi lòng tham thường được liên quan đến giai đoạn hưng phấn của thị trường, ví dụ như thị trường tăng giá mạnh mẽ vào năm 2019, mùa hè DeFi năm 2020, hoặc khi Bitcoin gần chạm mốc $70,000 vào cuối năm 2021.
Các nhà giao dịch cũng thường bắt chước hành vi của người khác, đặc biệt là khi bắt đầu bất kỳ giai đoạn cực đoan nào. Đó chỉ đơn giản là một biểu hiện khác của một đặc điểm con người, được gọi là tư duy đám đông. Là những sinh vật xã hội, chúng ta vô thức tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài trước khi đưa ra quyết định và khi chúng ta thấy rằng "đa số" đang mua hoặc bán, định kiến đó rất có thể sẽ len lỏi vào và che mờ phán đoán của chúng ta.
Khối lượng thông tin khổng lồ
Những người tham gia thị trường khác có thể lợi dụng việc "con người có bản chất xã hội" để tăng lợi nhuận của họ. Các kênh tin tức, mạng xã hội như Telegram và X (trước đây là Twitter) là những kênh chính giúp phần lớn các nhà giao dịch biết được những gì đang xảy ra trên thị trường, điều gì có thể và sẽ ảnh hưởng đến giá cả, những người chơi lớn đang mua và bán gì, dòng tiền thông minh đang chảy vào và ra khỏi đâu. Đó là những lời nhắc nhở hàng ngày của chúng ta, nếu không muốn nói là nhắc nhở từng phút một (vì thị trường tiền điện tử không bao giờ ngừng hoạt động và diễn ra rất nhanh) rằng chúng ta nên làm gì đó, chúng ta phải làm gì đó để theo kịp phần còn lại của thị trường. Dưới áp lực liên tục đó, có thể cảm thấy như chúng ta sẽ không bao giờ thắng nếu chúng ta không làm gì ngay lập tức.
Đó là chưa kể FOMO hay còn gọi là nỗi sợ bỏ lỡ như một sản phẩm phụ của mạng xã hội. Mọi người khoe lợi nhuận và sự xa xỉ của họ trên mạng xã hội và/hoặc cộng đồng nói về việc kiếm được hai, ba, bốn chữ số lợi nhuận chỉ sau một đêm, đều góp phần tạo ra cảm giác khan hiếm (những cơ hội như vậy không tới lần hai hoặc những tài sản đó chỉ có nguồn cung hạn chế) cũng như lo lắng (người khác đang kiếm tiền và tôi thì không), do đó kích thích những hành vi thiếu suy nghĩ.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, thông tin xung quanh chúng ta chứa đựng một lượng lớn thông tin chưa đầy đủ và không chính xác. Một phương tiện truyền thông lớn gần đây đã chia sẻ một cập nhật sai lệch về việc phê duyệt Bitcoin spot ETF, và mặc dù không cố ý, nhưng điều đó đã khiến giá Bitcoin tăng 10% rồi quay trở lại mức trước đó trong vài giờ.
Hãy là một người quan sát
Có thể loại bỏ cảm xúc khi giao dịch? Chúng tôi tin là không. Nhưng liệu chúng ta có thể học cách giảm bớt ảnh hưởng của chúng? Chắc chắn rồi; đó là lý do tại sao chúng tôi ra mắt loạt bài viết Nắm Vững Tâm Lý Giao Dịch: nhằm trang bị cho bạn những mẹo và công cụ cần thiết để có thể giao dịch một cách tỉnh táo nhất.
Điều đầu tiên đã được đề cập ở trên, đó là hãy dành một chút thời gian trước khi hành động dựa trên bất cứ điều gì. Chúng tôi khuyên bạn nên để cảm xúc của mình trôi qua trước, sau đó mới thực hiện bước tiếp theo. Nếu đó là một cảm xúc mạnh mẽ, hãy đợi cho đến khi cảm xúc vượt qua đỉnh điểm. Hãy hỏi bản thân tại sao bạn chọn cặp giao dịch này hoặc mở/đóng vị thế này, hay tại sao một giao dịch có kích thước như vậy: do tính toán chính xác hay do sợ hãi/tham lam tạm thời?
Thứ hai, nhớ về lý thuyết cuộc thi sắc đẹp của Keynes? Nếu bạn chưa quen với thuật ngữ này, đó là về cách mọi người được thưởng cho việc chọn cô gái được người khác coi là đẹp nhất thay vì chọn cô gái mà chính họ thấy là đẹp nhất. Nói một cách ngắn gọn, chúng ta nên học cách tham gia thị trường này, nhưng không bị thị trường chi phối. Nếu bạn cảm thấy tốt về một tin tức, đừng quên rằng có khả năng người khác cũng cảm thấy như vậy và thậm chí đặt cược lớn vào nó. Bây giờ phân tích xem nó có thể kéo dài bao lâu và chiến lược rút lui tốt nhất cho bạn là gì, kịch bản tốt nhất, tệ nhất và làm thế nào để tự mình thoát khỏi tình huống đó. Sự chuẩn bị cho mọi kết quả là tiền đề cho thành công trong giao dịch cá nhân của bạn.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo. Bài viết này không cấu thành sự đảm bảo cho bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào được thảo luận hoặc lời khuyên về đầu tư, tài chính hoặc giao dịch. Bạn cần tham khảo các chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào.